Nguyên nhân có thể khiến đôi môi bị thâm
Môi là bộ phận có nhiều điểm khác với các vùng da khác trên cơ thể. Lớp biểu bì giúp duy trì lượng nước của da môi cực kì mỏng, hơn nữa môi không có tuyến bã nhờn, tuyến mồ hôi như các vùng da khác. Da môi cũng có rất ít sắc tố melanin nên rất dễ bị ảnh hưởng bởi các tác động bên ngoài như tia cực tím.
Vậy thì với những đặc trưng này của môi sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến việc gây thâm môi?
1. Bị tổn thương bởi ánh nắng mặt trời
Như đã nói ở trên, lớp biểu bì của da môi rất mỏng, chức năng bảo vệ của môi rất thấp nên đây chính là bộ phận dễ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các tia tử ngoại.
Ngoài ra, hoạt động sản xuất sắc tố melanin của môi rất yếu nhưng lại chịu tổn thương bởi tia tử ngoại trong thời gian dài, điều này sẽ khiến môi dễ bị tối màu hơn. Do đó mà việc bảo vệ môi khỏi tác động của tia tử ngoại là một chìa khoá rất quan trọng trong việc bảo vệ đôi môi.
2. Gây ma sát lên môi
Gây kích ứng hoặc ma sát lên môi cũng là một trong những nguyên nhân gây thâm môi. Đặc biệt là với những người có thói quen cắn môi, sờ môi hoặc gây tác động mạnh lên môi khi ăn, khi trang điểm…
Việc gây kích thích, ma sát lên môi có thể dẫn đến tình trạng viêm, tăng hắc sắc tố melanin. Và khi kéo dài tình trạng trên có thể dẫn đến làm thâm môi.
3. Ảnh hưởng của son môi
Nhiều phụ nữ sử dụng son môi thường xuyên như một vật không thể thiếu cũng là một nguyên nhân khiến môi bị xỉn màu. Nguyên nhân được cho là do các chất tạo màu có trong son môi, các chất này rất dễ bị tác động bởi tia tử ngoại.
Ngoài ra, khi rửa mặt mà không làm sạch kỹ lớp son môi cũng sẽ khiến màu môi trở nên tối hơn.
4. Ảnh hưởng của thuốc lá
Trong thuốc lá cũng có chứa chất tạo màu hoá học tương tự như trong son môi. Ngoài ra, chất nicotine có trong thuốc lá sẽ phá huỷ vitamin C có trong cơ thể, melanin sẽ có xu hướng còn lại trên da môi làm môi dễ bị thâm hơn.
Hơn nữa, thuốc lá cũng làm hạn chế khả năng tuần hoàn máu và trở thành nguyên nhân làm môi bị thâm.
Cách giảm thâm môi hiệu quả
1. Giữ ẩm cho môi với son dưỡng phù hợp
Đối với các loại son dưỡng ẩm, chống khô môi nên chọn loại son có thể cắt được cả tia UV. Và nên thường xuyên sử dụng son có khả năng chống tia UV mỗi lần đi ra ngoài.
Tuy nhiên, son dưỡng chống tia UV cũng có thể gây kích thích mạnh lên môi nên hạn chế sử dụng trước khi ngủ. Thay vào đó, trước khi ngủ nên sử dụng son dưỡng giúp thúc đẩy tái tạo tế bào môi mới có thành phần dưỡng ẩm cao hoặc son dưỡng có chứa thành phần vitamin C.
Ngoài ra, cũng nên chăm sóc môi định kì bằng các phương pháp đặc biệt như sử dụng mặt nạ dưỡng môi, tẩy tế bào chết trên môi…
Một số son dưỡng môi chống tia UV
Son dưỡng môi chống tia UV Rohto
Son dưỡng chống nắng điều chỉnh màu môi 5 trong 1 Kate
Son dưỡng chống nắng điều chỉnh màu môi Lip Dress CC
2. Thay đổi thói quen hàng ngày
Bạn có mắc phải thói quen liếm môi hoặc cắn môi không?
Hai thói quen trên sẽ gây kích thích và ma sát lên môi gây khô môi và các vấn đề khác nên hãy cố gắng thay đổi thói quen trên để có đôi môi xinh đẹp và khoẻ mạnh.
Ngoài ra, cũng cần lưu ý việc tẩy sạch son môi khi tẩy trang để môi không bị thâm. Tuy nhiên, khi tấy trang vùng môi, nên chú ý thực hiện nhẹ nhàng vì việc ma sát mạnh lên môi khi tẩy trang cũng có thể trở thành nguyên nhân gây thâm môi.
Hơn nữa, cũng nên hạn chế hút thuốc và sử dụng son môi có chứa thành phần chất tạo màu hoá học. Trường hợp nếu có sử dụng son có thành phần màu hoá học này thì nên thoa trước một lớp son dưỡng có khả năng chống tia UV trước khi thoa son màu để hạn chế tối da tác động không tốt đến môi.